The world is NOT flat
Tối qua, ngồi xem buổi trao giải Trí Tuệ Việt Nam 2007 mà thấy khinh hết sức những kẻ tổ chức cái buổi trao giải này. Không bàn đến những tiết mục văn nghệ cao siêu, mà chắc do khả năng cảm thụ nghệ thuật của tôi thấp nên kô hiểu nổi, tôi chỉ muốn nhắc đến cụm từ "Thế giới phẳng" xuất hiện trong cái slogan của cuộc thi và cũng là đề tài xuyên suốt của cả buổi trao giải.
Nhắc lại một chút về cụm từ "Thế giới phẳng" này. Cụm từ này xuất phát từ cuốn sách bestseller "The World Is Flat" của Thomas Friedman. Cuốn sách này bàn về toàn cầu hóa, cách thức toàn cầu hóa diễn ra, những yếu tố thúc đẩy toàn cầu hóa cũng như những gì (nước Mỹ và người Mỹ) cần phải làm để thích nghi trong thời đại toàn cầu hóa.
Theo Friedman, một trong những yếu tố chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, là ngành công nghệ thông tin, mà cụ thể là Internet và các phần mềm nguồn mở. Phải chăng đây là lý do mà các bác nhà ta mới đem cái cụm từ "Thế giới phẳng" này đặt lên "bàn thờ" của cuộc thi TTVN 2007, với dụng ý rằng, àh thì các sản phẩm của TTVN 2007 sẽ làm cho thế giới phẳng? Hay ngược lại, các bác nhà ta muốn ám chỉ rằng, nhờ thế giới phẳng nên mới có TTVN 2007 và các sản phẩm dự thi?
Mặc kệ lý do là gì, điều nực cười ở đây là, thế giới chưa bao giờ phẳng. Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học người Mỹ đoạt giải Noel năm 2001, khi được hỏi thế giới có phẳng hay không, đã trả lời như sau:
Not only is the world not flat, but also there is growing inequality around the world, and there is a growing gap between the rich and the poor. The world is becoming less flat as that inequity grows. One way to think about globalization is simply the lowering of transport and communications costs. As we become more interdependent we need to solve together a whole host of problems. If the world is going to do it, we should do so in a way that reflects our fundamental values: democracy, fairness, respect for the individual, concern for the poor. Unfortunately, the way the United States has been exercising leadership in the area of globalization has not been consistent with those values.
Hiện tại tôi phải trả mỗi tháng gần 1 triệu để mỗi ngày gọi năm, mười phút cho bạn gái ở Singapore. Nếu thế giới phẳng, tất cả cuộc gọi của tôi sẽ là cuộc gọi nội hạt, hoặc ít ra sẽ là cuộc gọi VoIP, đi qua Internet, biến thành gọi nội hạt, với giá thấp hơn rất nhiều. Hơn nữa, như Pankaj Ghemawat, viết trong "Why the World Isn’t Flat":
Ninety percent of the world's phone calls, Web traffic, and investments are local, suggesting that Friedman has grossly exaggerated the significance of the trends he describes. "Despite talk of a new, wired world where information, ideas, money, and people can move around the planet faster than ever before, just a fraction of what we consider globalization actually exists".
Vả lại, thế giới làm sao phẳng được, khi Mỹ, anh cả, thuyền trưởng của con thuyền toàn cầu hóa, sau một đêm, chia thế giới ra làm hai, một bên theo Mỹ, một bên theo khủng bố?
Đừng nói chi xa xôi ở tầm thế giới, ngay cả VN cũng chưa bao giờ phẳng. Có ai dám chắc rằng, một người sinh ra ở miệt rừng núi Tây Bắc sẽ có cơ hội ngang bằng để phát triển với một người sinh ra ở Tp.HCM? Đó cũng là lý do người ta đổ xô về Tp.HCM sinh sống, cũng như tâm lý xem việc định cư ở Mỹ và Châu Âu là cơ hội đổi đời.
Một vấn đề khác xâu xa hơn, liệu toàn cầu hóa có thực sự đem lại lợi ích cho những quốc gia kém phát triển như VN, cụ thể hơn là những người nghèo? Những bà con cô bác, đi lấy rác thuê, vừa bị tước đi công cụ lao động, được hưởng lợi ích gì từ toàn cầu hóa?
Vấn đề cuối cùng, "The World Is Flat" chẳng qua là một conventional wisdom, được Thomas Friedman đưa ra để biểu thị cho những ý tưởng về toàn cầu hóa của ông ấy. Có nực cười không khi trong một cuộc thi công nghệ, người ta lại "thờ" một conventional wisdom mà tính đúng đắn là nhiều dấu hỏi lớn?