Chính xác ! một thứ định kiến locked-in theo tôi là rất "xuẩn" ở VN đó là mặc nhiên đồ của Oracle là chuẩn nhất cho hệ thống tài chính, doanh nghiệp hoặc cứ ERP thì cứ phải SAP. Hoặc cứ phải dùng hệ thống mạng của Microsoft cho doanh nghiệp và tiếp theo phải có bằng CCNx của Cisco để quản trị hạ tầng. Các trường đua nhau chỉ dạy Oracle sql , Ms. Net ( C#, Asp ... ) mà quên đi rằng ngoài kia còn cả đống công nghệ khác, đặc biệt thế giới open source vẫn tồn tại và phát triển cực tốt mà đại diện là các hệ sinh thái Linux như Ubuntu ...
Tôi nhớ như in cuộc thi trí tuệ VN online năm 2000 gì đó, có một sản phẩm forum của 1 nhóm viết bằng php/mysql lúc này php chỉ mới ra đời gần đấy với bản 4.x thế là một đại diện ban giám khảo hình như là 1 giám đốc công nghệ gì đó của FPT phán 1 câu xanh rờn : "các bạn có biết php/mysql bảo mật rất kém và hiệu năng rất yếu". Ý anh ta là nên dùng asp.net của Microsoft mới là chỉnh chu và là xu hướng. Tôi và các đồng nghiệp lúc đó cười. Và đúng là vài năm sau có lẽ anh này chắc phải rút lại lời nói vì có ngờ đâu wordpress và hệ eco của nó mọc rễ đến mức mà cứ 10 website thì đã có 1-2 web dùng cái nền tảng đáng ghét này và nói đâu xa wikipedia vẫn dùng đó thôi rồi cả facebook của Mark cũng dùng 1 bản biến thể của php. Đến tận bây giờ wordpress vẫn lì lợm tồn tại với cả đống hệ sinh thái eco và cả triệu plugins dù giới lập trình web chẳng mặn mà gì nữa php vì sự hạn chế của ngôn ngữ này mà chuyển sang cái mới mẻ hơn là javascript/typescript trên node/deno/bun/edge ...
Thế giới công nghệ thay đổi không ngừng, chẳng ai nói trước điều gì, chẳng hạn một mai google cũng có thể phải nhường ngôi cho 1 tập đoàn công nghệ khác và những gì của họ rồi cũng sẽ lỗi thời quan trọng vẫn là tư duy open và đón nhận open cũng như biết linh hoạt. Đáng tiếc ở VN hình như tư duy đó nó khó thay đổi, như 1 thứ lỗi hệ thống.
Bạn có thể đọc các strategy letters của Joel Spolsky. Một cuốn sách hay về strategy nên đọc là Good Strategy Bad Strategy của Richard Rumelt, người được mệnh danh là strategist của strategist. Tôi có hân hạnh được gặp ông Rumelt một lần. Nói chuyện rất ngắn thôi mà bác ấy đã chỉ ra vấn đề của Calif (lúc đó) và cách giải quyết.
Tôi cũng hay nghe một podcast tên là Acquired, nói về lịch sử các công ty công nghệ và chiến lược phát triển của họ. Lâu lâu tôi cũng có đọc Stratechery của Ben Thompson.
Đúng như anh Thái phân tích, khi thị trường bất động sản sôi động thì chỉ có chủ đất là người được lợi. Làm chủ flatform là một trong những chiến lược bền vững để quyết định luật chơi.
Một điểm nữa là trở ngại pháp lý và các chính sách thuế là trở ngại lớn của các tập đoàn đa quốc gia khi muốn mở rộng hay thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào. Và Vin đã rất nhạy bén khi liên tục mở rộng sang các lĩnh vực tưởng chừng không liên quan, một hình thức ''phân lô bán nền'' khi giải quyết được các chính sách pháp lý và xây dựng hình ảnh "sản phẩm quốc gia".
Nếu có thể nhờ anh Thái phân tích thêm, đứng trên quan điểm từ góc nhìn của các nước khác, ví dụ Calif từ Mỹ, thì chiến lược đầu tư của Nvidia vào VN tác động hoặc thay đổi gì đến thị trường toàn cầu trong 10 - 20 năm nữa? Và các kỹ sư VN cần phản ứng gì để thích ứng (tồn tại và phát triển)? Cảm ơn anh nhiều
Bình luận này có 3 ý chính rất không liên quân đến nhau, không hiểu bạn đang muốn nói vấn đề gì. Câu hỏi cuối, bạn tự nghiên cứu, tìm hiểu, search google, hỏi ChatGPT. Sao cứ phải chờ đánh giá, hướng dẫn phải làm gì từ người khác? Và nó cũng không liên quan đến bài viết này.
cháu là sinh viên, em cần chú Thái cho lời khuyên nên học gì trong 3 năm tới để đón đầu công nghệ ạ. cụ thể là ngôn ngữ gì? giờ ai cũng kêu AI mà trừu tượng quá
Sau khi GG thống lĩnh được trình duyệt và hệ điều hành Android thì thái độ còn độc tài hơn Microsoft, Apple cả ngàn lần. Làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của biết bao nhiêu anh em Dev Mobile. Đến chính phủ Mỹ còn thấy GG độc quyền nữa là...
Tuyệt vời quá anh ơi. Goole gần như đã đón trước người dùng khi internet được sử dụng phổ biến và rộng rãi như hiện nay. Rất mong chờ bài thứ 3 của anh về nội dung Lock - in này.
Là 1 người làm công nghệ tài chính ngân hàng em hoàn toàn đồng ý với a Thái. Dù chưa hiểu đủ sâu nhưng chuyển công việc từ 1 ngân hàng dùng FCC của Oracle sang Temenos24 nó thật sự khác biệt
Dear anh Thái, em rất ngưỡng mộ những gì mà anh chia sẻ. Gần đây em có mông lung về định hướng của em sau này khi em mới ra trường và đang thực tập về mảng soc của một công ty có tiếng về anm tại VN. Em thấy nếu cứ mãi ở đây và kể cả có lên chức vụ cao hơn thì em cũng không đủ dư dả để trang trải cuộc sống và gia đình. Em đã tìm lại về bài viết của anh (https://vnhacker.blogspot.com/2012/05/lam-toan-thong-tin-thi-hoc-gi.html?m=1) để có thể vạch cho mình một con đường rõ ràng hơn. Tuy nhiên đây cũng là những thông tin từ 2012, không biết anh có thể chia sẻ như bài viết này sau 12 năm trời, cũng như vấn đề em đang gặp phải không ạ? Em cảm ơn anh nhiều ạ
Cảm ơn anh Thái vì bài viết hay. Ở Việt Nam hiện nay đang khá thiếu định hướng về việc học cho các bạn trẻ, hoặc bạn già (như em) chỉ đang làm việc trong một hai platform, em mong anh có thể chia sẻ nhiều hơn về việc làm sao để đón được xu hướng này.
Chính xác ! một thứ định kiến locked-in theo tôi là rất "xuẩn" ở VN đó là mặc nhiên đồ của Oracle là chuẩn nhất cho hệ thống tài chính, doanh nghiệp hoặc cứ ERP thì cứ phải SAP. Hoặc cứ phải dùng hệ thống mạng của Microsoft cho doanh nghiệp và tiếp theo phải có bằng CCNx của Cisco để quản trị hạ tầng. Các trường đua nhau chỉ dạy Oracle sql , Ms. Net ( C#, Asp ... ) mà quên đi rằng ngoài kia còn cả đống công nghệ khác, đặc biệt thế giới open source vẫn tồn tại và phát triển cực tốt mà đại diện là các hệ sinh thái Linux như Ubuntu ...
Tôi nhớ như in cuộc thi trí tuệ VN online năm 2000 gì đó, có một sản phẩm forum của 1 nhóm viết bằng php/mysql lúc này php chỉ mới ra đời gần đấy với bản 4.x thế là một đại diện ban giám khảo hình như là 1 giám đốc công nghệ gì đó của FPT phán 1 câu xanh rờn : "các bạn có biết php/mysql bảo mật rất kém và hiệu năng rất yếu". Ý anh ta là nên dùng asp.net của Microsoft mới là chỉnh chu và là xu hướng. Tôi và các đồng nghiệp lúc đó cười. Và đúng là vài năm sau có lẽ anh này chắc phải rút lại lời nói vì có ngờ đâu wordpress và hệ eco của nó mọc rễ đến mức mà cứ 10 website thì đã có 1-2 web dùng cái nền tảng đáng ghét này và nói đâu xa wikipedia vẫn dùng đó thôi rồi cả facebook của Mark cũng dùng 1 bản biến thể của php. Đến tận bây giờ wordpress vẫn lì lợm tồn tại với cả đống hệ sinh thái eco và cả triệu plugins dù giới lập trình web chẳng mặn mà gì nữa php vì sự hạn chế của ngôn ngữ này mà chuyển sang cái mới mẻ hơn là javascript/typescript trên node/deno/bun/edge ...
Thế giới công nghệ thay đổi không ngừng, chẳng ai nói trước điều gì, chẳng hạn một mai google cũng có thể phải nhường ngôi cho 1 tập đoàn công nghệ khác và những gì của họ rồi cũng sẽ lỗi thời quan trọng vẫn là tư duy open và đón nhận open cũng như biết linh hoạt. Đáng tiếc ở VN hình như tư duy đó nó khó thay đổi, như 1 thứ lỗi hệ thống.
Cho em hỏi là thường anh Thái hay tìm hiểu các kiến thức về chiến thuật của các tập đoàn công nghệ như thế này ở đâu vậy?
Bạn có thể đọc các strategy letters của Joel Spolsky. Một cuốn sách hay về strategy nên đọc là Good Strategy Bad Strategy của Richard Rumelt, người được mệnh danh là strategist của strategist. Tôi có hân hạnh được gặp ông Rumelt một lần. Nói chuyện rất ngắn thôi mà bác ấy đã chỉ ra vấn đề của Calif (lúc đó) và cách giải quyết.
Tôi cũng hay nghe một podcast tên là Acquired, nói về lịch sử các công ty công nghệ và chiến lược phát triển của họ. Lâu lâu tôi cũng có đọc Stratechery của Ben Thompson.
Insightful - Thank anh, tưởng anh hack giỏi, chém gió hay đâu ai nghờ ... :p
Đúng như anh Thái phân tích, khi thị trường bất động sản sôi động thì chỉ có chủ đất là người được lợi. Làm chủ flatform là một trong những chiến lược bền vững để quyết định luật chơi.
Một điểm nữa là trở ngại pháp lý và các chính sách thuế là trở ngại lớn của các tập đoàn đa quốc gia khi muốn mở rộng hay thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào. Và Vin đã rất nhạy bén khi liên tục mở rộng sang các lĩnh vực tưởng chừng không liên quan, một hình thức ''phân lô bán nền'' khi giải quyết được các chính sách pháp lý và xây dựng hình ảnh "sản phẩm quốc gia".
Nếu có thể nhờ anh Thái phân tích thêm, đứng trên quan điểm từ góc nhìn của các nước khác, ví dụ Calif từ Mỹ, thì chiến lược đầu tư của Nvidia vào VN tác động hoặc thay đổi gì đến thị trường toàn cầu trong 10 - 20 năm nữa? Và các kỹ sư VN cần phản ứng gì để thích ứng (tồn tại và phát triển)? Cảm ơn anh nhiều
Bình luận này có 3 ý chính rất không liên quân đến nhau, không hiểu bạn đang muốn nói vấn đề gì. Câu hỏi cuối, bạn tự nghiên cứu, tìm hiểu, search google, hỏi ChatGPT. Sao cứ phải chờ đánh giá, hướng dẫn phải làm gì từ người khác? Và nó cũng không liên quan đến bài viết này.
cháu là sinh viên, em cần chú Thái cho lời khuyên nên học gì trong 3 năm tới để đón đầu công nghệ ạ. cụ thể là ngôn ngữ gì? giờ ai cũng kêu AI mà trừu tượng quá
Thanks Bác chia sẽ góc nhìn khá đa chiều. Cơ bản thì cuộc chơi Win-win, nhờ những big tech AE VN mới good Tech như bây giờ ☕️
Sau khi GG thống lĩnh được trình duyệt và hệ điều hành Android thì thái độ còn độc tài hơn Microsoft, Apple cả ngàn lần. Làm ảnh hưởng đến sự nghiệp của biết bao nhiêu anh em Dev Mobile. Đến chính phủ Mỹ còn thấy GG độc quyền nữa là...
Thế chốt lại là VN phải làm gì khi bài đã chia?
Sếp của mh sau khi nghe mh trình bày sẽ cảm ơn. Rồi mới hỏi, rồi cảm ơn tiếp. Hy vọng bạn hiểu ý mh.
Văn vẻ =))
Tuyệt vời quá anh ơi. Goole gần như đã đón trước người dùng khi internet được sử dụng phổ biến và rộng rãi như hiện nay. Rất mong chờ bài thứ 3 của anh về nội dung Lock - in này.
Là 1 người làm công nghệ tài chính ngân hàng em hoàn toàn đồng ý với a Thái. Dù chưa hiểu đủ sâu nhưng chuyển công việc từ 1 ngân hàng dùng FCC của Oracle sang Temenos24 nó thật sự khác biệt
Thái có nói 20 năm rồi Thái không dùng window. Tôi tò mò muốn hỏi một kỹ sư bảo mật như Thái thì hay sử dụng OS nào ngoài công việc.
Cảm ơn anh, bài viết rất hay.
Bài viết của anh Thái trở nên không mạch lạc. Anh Thái nên ngủ nhiều và chậm lại để cân bằng sức khỏe trí não, trí tuệ ạ
thanks
Dear anh Thái, em rất ngưỡng mộ những gì mà anh chia sẻ. Gần đây em có mông lung về định hướng của em sau này khi em mới ra trường và đang thực tập về mảng soc của một công ty có tiếng về anm tại VN. Em thấy nếu cứ mãi ở đây và kể cả có lên chức vụ cao hơn thì em cũng không đủ dư dả để trang trải cuộc sống và gia đình. Em đã tìm lại về bài viết của anh (https://vnhacker.blogspot.com/2012/05/lam-toan-thong-tin-thi-hoc-gi.html?m=1) để có thể vạch cho mình một con đường rõ ràng hơn. Tuy nhiên đây cũng là những thông tin từ 2012, không biết anh có thể chia sẻ như bài viết này sau 12 năm trời, cũng như vấn đề em đang gặp phải không ạ? Em cảm ơn anh nhiều ạ
Cảm ơn anh Thái vì bài viết hay. Ở Việt Nam hiện nay đang khá thiếu định hướng về việc học cho các bạn trẻ, hoặc bạn già (như em) chỉ đang làm việc trong một hai platform, em mong anh có thể chia sẻ nhiều hơn về việc làm sao để đón được xu hướng này.