11 Comments

Em k biết nhiều về AI & bán dẫn lắm nhưng nhắc đến câu chuyện lắp ráp - đóng gói - kiểm thử lại nghĩ đến ngành ô tô bên em đang làm.

Bao nhiêu năm vẫn chưa phát triển được khi thuế nhập khẩu ô tô/ linh kiện = 0 và vn k có raw materials để giúp giảm giá thành sản xuất trong nước -> doanh nghiệp chả có lý do gì để đi sản xuất. Chưa nói về trình độ các nhà cung cấp linh kiện trong nước vẫn chưa đáp ứng yêu cầu các bố Nhật

Expand full comment

Nói đến 4-6 tỷ đầu tư sản xuất là hoàn toàn tới. Nhưng câu chuyện chỉ dừng lại ở sản xuất Chip mà là sản xuất toàn bộ switch và GPU, mấy con ASIC vẫn là nhập về. Mô hình sản xuất hàon chỉnh này như bộ H100 thì VN có thể làm dc từ cách đây 4 năm rồi. Nhân viên NV cho hay :)

Expand full comment

Câu chuyện này làm em nhớ đến Tập đoàn Kyocera của Nhật đã thành công bắt sóng được làn sóng bán dẫn của Mỹ như sau:

Kyocera's original product was a ceramic insulator known as a "kelcima" for use in cathode-ray tubes. The company quickly adapted its technologies to produce an expanding range of ceramic components for electronic and structural applications. In the 1960s, as the NASA space program, the birth of Silicon Valley and the advancement of computer technology created demand for semiconductor integrated circuits (ICs), Kyocera developed ceramic semiconductor packages that remain among its core product lines.

VN chỉ cần 1 tập đoàn dùng hết sức bình sinh có thể bắt sóng và sản xuất ra được linh kiện thiết yếu cho 1 trong các cơn sóng hiện tại như linh kiện GPU hoặc linh kiện máy tính lượng tử , thì em nghĩ tương lai sẽ tươi sáng.

Expand full comment

Thích câu này nhất "Muốn học võ thì trước tiên phải chịu khó gánh nước chẻ củi mấy năm trời để có thể lực." Lại nhớ đến đoạn viết trong bài trò chơi toán học của tác giả. "...không học toán thì không làm được gì cả." Ngay cả em từng làm cho các nhà máy oil and gas hàng tỉ đô la ở Việt Nam thì bán sức người vẫn là của người Việt Nam. Công nghệ tinh chế dầu thô rồi các chất xúc tác cho các lò phản ứng hay đơn cử các thiết bị cơ khí cần thay thế thì không thể làm gì được vì công nghệ cơ bản về vật liệu hay hóa chất ở Việt Nam làm gì có nghiên cứu ra được đâu. Đụng đến cái gì là phải gửi email cho vendors hoặc licensors để nó tư vấn rồi gửi phụ tùng hóa chất sang Việt Nam. Chốt lại, không đào tạo nội lực là các kiến thức khoa học cơ bản nghiêm chỉnh, đầu tư rồi nghiên cứu các lĩnh vực khoa học cơ bản thì tất cả vẫn là đi mua của người ta đem về và vận hành nó không hơn không kém.

Expand full comment

Thanks Anh Thái for the great article. Personally, I believe that Vietnam will struggle to take advantage of this opportunity.

The political institutions are plagued by incompetence and outdated thinking, led by a generation of "boomer" leaders incapable of grasping modern economic and technological dynamics. Corruption, inefficiency, and red tape rot the system, ensuring even the simplest reforms are mishandled or hijacked for personal gain. Meanwhile, these "leaders" parrot empty rhetoric about innovation and progress, all while dragging the country further into dependence and mediocrity.

Until these relics of a bygone era are replaced with genuine visionaries, freedom and democracy, Vietnam will remain stuck in its low-tech, low-value rut.

Expand full comment

bài nầy nên đc lan rộng, tránh dân ta bị lùa gà!

Expand full comment

Thấy Trung Quốc thành công trong việc mở rộng đầu tư từ Mỹ vào rồi sau đó sao chép và làm theo thành công nên tưởng bở.

Expand full comment

Nghe như việc quá độ giữa ngành bán dẫn - ML của các kỹ sư chuyển ngành vậy :D

Trước em có biết tới dự án coreboot - nghiên cứu về việc flash chipset để cài đặt bios mã nguồn mở. Đi kèm với linux là có thể kiểm soát hoàn toàn hệ thống từ boot process tới mức hệ điều hành. Dự án cũng nhỏ, contrib phần lớn là tự phát nhưng cực kỳ phù hợp với triết lý của Richard Stallman.

Cùng sự phát triển theo chiều sâu của giới vọc sĩ, các kiến trúc phần cứng hay phần mềm sớm muộn đều được nhìn nhận, đánh giá một cách công khai, minh bạch. Không khéo khi phân tích kiến trúc ấy xong ta lại thở phào: xời tưởng gì, thế này mình làm còn tốt hơn :D

Điển hình là ngay cả các hệ mã hóa từng được cho là không thể bị phá vỡ lần lượt được crack dù chưa cần đến sức mạnh của máy tính lượng tử. SoC hay MLops cũng không phải ngoại lệ, vì suy cho cùng đích đến của quá trình này là việc sử dụng cấu trúc tensor để mô tả các hàm xử lý dataset cho phù hợp với nhu cầu. Vậy liệu toàn bộ quá trình có thể thay thế bằng những chuỗi hàm đơn giản hơn không.

Nói tới đây em lại nhớ đến giải thuật dijikstra vỡ lòng, giữa muôn vàn cách tối ưu quen thuộc liệu một hướng tiếp cận khác là sử dụng các không gian metric đặc biệt để thỏa mãn tất cả các khoảng cách "phi Euclid" có khả thi hay không. Và nếu tìm được thì việc định nghĩa các hàm đơn giản làm la bàn trên các không gian này gần như sẽ giải quyết vấn đề một cách triệt để.

Thứ nữa là liệu các tiến trình này có thể được tổ chức thành đặc tả feature chuyên biệt và được xử lý độc lập với nhau không.

Vì khi đó việc xử lý kiểu zero-knowledge này sẽ do platform đảm nhiệm trong khi việc encrypt - decrypt hoàn toàn được xử lý tại client. Hay nôm na là hệ thống vẫn đảm bảo việc xử lý dataset nhưng không hề biết cụ thể mình đang xử lý cái gì.

Như vậy có thể vừa sử dụng các tính năng của hệ thống vừa đảm bảo tính ẩn danh cho user bằng cách tránh các "vết" hay backdoor của một hệ mật mã thông thường.

Khi đó có thể hình thành một hệ sinh thái tương tự như topcoder nơi những solution tối ưu không chỉ được hoan hô từ cộng đồng mà còn được tổ chức đi kèm với năng lực tính toán phù hợp và mang lại lợi ích trực tiếp cho owner. Hoặc có thể triển khai một cách hoàn toàn độc lập, đương nhiên sau khi đã xử lý đc vấn đề bottle-neck.

Nhìn chung ý tưởng, dự định thì nhiều, thực hiện thì chờ cộng đồng vậy :D

Expand full comment

Đọc bài của anh Thái, em phải chọn không gian thật yên tĩnh để có thể đọc và ngẫm nghĩ từng lời tâm huyết anh Thái gửi gắm vào bài viết, cũng như nội dung em mong đợi trong loạt bài lock-in.

Trước tiên cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ 1 góc nhìn rất giá trị. Các cuộc hợp tác đều hướng đến lợi ích, để cuộc chơi được sòng phẳng, win-win thì không chỉ có khẩu hiệu, ưu đãi mà còn là hiểu được bản thân doanh nghiệp đang ở đâu? Có giá trị gì? Khách hàng là ai? Nhu cầu của họ thế nào? Họ đang ở đâu trên bản đồ thị trường toàn cầu? Dự báo thị trường tương lai ra sao?

Trong bối cảnh có quá nhiều tin tức làm mọi người bối rối thì những bài phân tích giá trị của anh thật sự là một nguồn kiến thức chất lượng.

Expand full comment

Vấn đề quan trọng ở Việt Nam đó là: ai là người làm chính sách?

Expand full comment

Tuyệt vời anh ơi.

Expand full comment