11 Comments
Aug 2, 2023·edited Aug 2, 2023

Tôi thích các bài viết của anh vì góc nhìn logic, mới lạ và hành văn xúc tích. Tuy nhiên ở bài viết này thì thấy một số điểm chưa thật hợp lý nên xin phép có chút phản biện liên quan đến luật pháp và dữ liệu.

a - Người ta quyết định trước ... rồi mới mới dùng dữ liệu thu thập được để chứng minh quyết định của họ.

Việc này theo tôi hoàn toàn bình thường, khoa học hay pháp luật cũng vậy thôi, con người thường có thiên hướng dự cảm trước sau đó tìm cách chứng minh dự cảm của mình là đúng. Điều bất thường ở đây là sự bất đối xứng về thông tin, một bên thì có toàn quyền truy suất thông tin để buộc tội bên còn lại thì không có quyền truy suất thông tin để gỡ tội (nếu có)

b - Nếu luật pháp theo hướng toà án từ dữ liệu thu thập để đưa ra kết luận có tội (không có thiên kiến trước) thì lời khuyên "giảm thiểu, che dấu dữ liệu" của anh dường như có khuynh hướng làm tăng sự bất công xã hội.

Trong xã hội mà có sự bất bình đẳng về kiến thức và khả năng che dấu thông tin thì có những người có năng lực cao hơn trong che dấu và xóa dữ liệu có thể vẫn nhởn nhơ khi làm điều xấu, dẫn đến thói đạo đức giả, miệng bồ tát nhưng sẵn sàng làm điều xấu nếu biết không có dữ liệu ghi nhận.

Vậy quan điểm của tôi một xã hội văn minh là một xã hội mà mọi thông tin hoạt động của các cá nhân phải được ghi nhận. Giống như cuộc sống hàng ngày ta đi lại ăn ở hít thở đều tác động đến thiên nhiên và xã hội nên các hành động này cần được ghi nhận đầy đủ để xác định điều nào tốt nên khuyến khích và điều nào xấu cần hạn chế. (Có vẻ rủi ro cao về bảo mật nếu theo góc nhìn của chuyên gia bảo mật như anh. Tuy nhiên nếu đầu tư và quan tâm đúng mức thì rủi ro sẽ được hạn chế ở mức chấp nhận được)

Và điểm mấu chốt của xã hội văn mình là quyền truy suất thông tin hay phán định điều gì đúng điều gì sai phải được thảo luận và điều chỉnh liên tục dựa trên các hoàn cảnh cụ thể:

Luật pháp phải làm rõ hoàn cảnh ra đời của điều luật: Tại sao lại có luật này? Hoàn cảnh nào để áp dụng? Mục đích của luật này để làm gì ? và khi hoàn cảnh thay đổi có những tình huống mới, có những đặc điểm mới thì luật phải được sửa đổi cập nhật nhanh chóng.

Lấy ví dụ :

Thông thường camera đường phố không được ghi hình trong khuôn viên nhà riêng. Nhưng sẽ là tốt hơn nếu ngay cả khu vực nhà riêng cũng cần được ghi hình để khi cần thiết có dữ liệu chứng minh. Điều quan trọng là quyền truy suất và sử dụng dữ liệu này cần được làm rõ trong từng bối cảnh. Ví dụ trong bối cảnh thông thường:

a - Dữ liệu hình ảnh nhà riêng phải bảo mật không được truy suất bởi bất cứ ai chỉ có chủ nhà có quyền tối cao để sử dụng...

b - Trong trường hợp mất an ninh ví dụ như trộm cắp thì chủ nhà có thể truy suất và nếu chủ nhà có khiếu nại thì cảnh sát có thể được truy suất để tìm tìm tội phạm.

c - Điều đăc biệt quan trọng là khi bối cảnh mới, đặc biệt chưa được để cập trước đó... (ví dụ có khiếu nại bạo lực gia đình, án mạng ngược đãi trẻ em...) thì luật pháp cần được cập nhật và thay đổi -> dù chủ nhà có đồng ý hay không các cơ quan luật pháp được chỉ định vẫn có quyền truy suất.....

Vậy mấu chốt của xã họi có luật pháp công bằng cần phải :

1 - Dữ liệu cá nhận được ghi nhận tối đa mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng (dữ liệu được bảo mật)

2 - Quyền truy suất và phán định đúng sai được bàn bạc bạc dân chủ công khai ghi rõ bối cảnh áp dụng.

3 - Khi bối cảnh áp dụng luật thay đổi hoặc bối cảnh mới, điều luật đó cần phải xem xét và điều chỉnh và cập nhật.

Expand full comment

...

Không bao giờ nháy mắt nếu thấy ko cần thiết kk

Expand full comment

Lời khuyên của anh Thái hay quá, nhưng sao anh đang đi ngược lời khuyên vậy? (Anh viết quá trời lolz)

Expand full comment
author

Đừng nghe lời họ nói, mà hãy nhìn cách họ làm. J/K.

Tôi nghĩ viết blog là viết nơi công cộng, khác với viết trong trao đổi riêng, không muốn cho ai biết.

Những gì tôi viết ở đây có thể dùng để chống lại tôi, nhưng tôi chấp nhận cái giá này.

Expand full comment

Phiên toà này hiện tại mới chỉ kết thúc phần tranh tụng. Ở phần này thì vks sẽ làm tốt nhất việc của họ là buộc tội bị cáo, nên phía vks, dù ko có bằng chứng thuyết phục, vẫn phải bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng có lẽ 90% là phán quyết của toà án sẽ nghiêng về phía vks.

Expand full comment

Tôi nghĩ, đây là vụ án “điểm”.

Cũng giống một vụ khác toà (sơ thẩm) mới tuyên (ông Hùng 389). Ông Hưng chắc chắn gia nhập đội juce.

Nhưng tôi cứ băn khoăn mãi về:

1. Tinh thần chống oan sai, nguyên tắc suy đoán vô tội, trọng chứng hơn trọng cung.

2. Liệu (trong thời gian sắp tới) có thể sắp xếp các data (hình ảnh, di chuyển, liên lạc, vụ việc,…) có định hướng “kết tội” để buộc tội ai đó nhận hối lộ không.

3. Những người đứng sau “chủ trì” việc kết án như vậy liệu có tính đến tình huống mình là “đối tượng” của loại án này (như ông Tuấn, ông Hưng).

Expand full comment

Nói chung ông thái này về kĩ thuật có tiếng tăm tẹo ( thì cũng là số ít ng thời kì đầu làm ở Google, cũng là một dạng worker), chứ ông như bị hâm ấy, nghĩ cái gì cũng tiêu cực

Quan điểm thì chủ quan, nói năng vớ va vớ vẩn

Expand full comment

Đó là ý kiến chủ quan của bạn thôi, đa số các đóng góp, các việc làm mà anh đã làm cho chính các tổ chức tại VN nó còn vượt xa so với bạn suy nghĩ tiêu cực đấy

Expand full comment

kkk

Expand full comment

Không bao giờ viết nếu có thể nói.

Không bao giờ nói nếu có thể gật đầu.

Không bao giờ gật đầu nếu có thể nháy mắt.

— Martin Lomasney

Quá đúng, cho đến thời 4.0 hiện tại và x.0 tương lai 😊

Expand full comment

Lời khuyên hay quá anh

Expand full comment